Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám như thế nào đạt hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng Nấm Bào Ngư của Thiên Yết Company là những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy thực chiến, để chia sẻ và giúp cho những người mới vào nghề hoặc đang tìm hiểu có thêm một cẩm nang nuôi trồng nấm hiệu quả hơn, giảm rủi ro thất thu.

Kỹ thuật trồng Nấm Bào Ngư dễ hay khó?

Trồng nấm các loại nói chung hay trồng Nấm Bào Ngư nói riêng có lẽ vẫn là một nghề sáng giá hiện nay và còn được nhiều người tìm hiểu với mong muốn thử sức. Nếu bạn cũng từng nghe nói: “Trồng nấm lời lắm, thu về cả trăm triệu mỗi vụ hay cả tỷ mỗi năm,…” thì khoan vội tin quá.

Khi bạn đích thân được nghe những câu chuyện thực tế từ những người trong nghề lâu năm kể lại thì nó sẽ khác khá nhiều.

Nếu bạn chưa bắt đầu, hãy nghiền ngẫm kỹ nhiều tài liệu sách vở hoặc video youtube và đi làm thử ở một số nông trại nấm để trải nghiệm thực tế, lấy kinh nghiệm. Bạn phải chuẩn bị tâm lý rằng nghề NÔNG rất cực, thành quả phải đánh đổi qua thời gian và nỗ lực hơn người.

Tổng quan về nghề trồng nấm bạn cần nắm rõ

  1. Khi đã quyết định đưa ra một số tiền, dù nhiều hay ít, bà con mình cần tìm hiểu tường tận kiến thức và kinh nghiệm trong công việc. Nếu đã làm thì phải làm hiệu quả nhất, áp dụng quy trình chuẩn nhất không nên có tư duy “làm thử, từ từ học kinh nghiệm”.
  2. Trong đầu tư cho trại, tính trên diện tích 100m2 thì số tiền cần là khoảng 25tr cho nhà trồng, 25tr cho kệ, lưới, hệ thống tưới, nắp đậy, xe rùa… Và 45tr cho tiền phôi. Vậy tổng sẽ là khoảng 95tr đồng.
  3. Khi đã nhập phôi về, việc cần làm cho 1 tháng sau nhập phôi là, tìm đầu ra cho nấm và đảm bảo nhiệt độ trại LUÔN LUÔN THẤP HƠN 30oC. Để khi nấm thu hoạch, chúng ta có chổ bán và trong tháng ủ tơ phôi khỏe, giảm nhiễm bệnh dẫn đến hư phôi.
  4. Xoay vòng đảm bảo sản lượng nấm bằng cách: 1 tháng dựng thêm 1 nhà và nhập phôi. Khi bà con mình làm đủ 4 nhà, đến lúc nhà thứ 4 ra nấm thì nhà đầu tiên thải phôi và chuẩn bị nhập phôi mới. Khi đó, tại trại luôn có 1 nhà ra nấm lần 1 và lần 2; 1 nhà tiếp theo, ra nấm lần 3 và lần 4; Nhà đầu tiên, ra nấm lần 5 và lần 6. Xong lần 6 sẽ bán phôi thải để nhập phôi mới.
  5. Quản lý nguồn bệnh nhiễm: khi xoay vòng sản xuất liên tục, bà con mình chú ý: nắp đậy phôi phải rửa sạch bằng nước vôi hay xà bông pha zavel, định kỳ 2 tuần xử lý vôi cho nền trại, vệ sinh sạch cổ phôi, nền và xung quanh trại sau mỗi ngày thu hoạch nấm. Kết hợp, xịch sát khuẩn cổ phôi trước khi đậy nắp bằng cồn 70 độ pha với oxy già tỉ lệ 1/100.
  6. Để tìm đầu ra, bà con cần kiên nhẫn, có thể thời gian đầu giá sẽ chưa được cao, nhưng cần trân trọng và giữ từng mối, lâu dài sẽ bán được số lượng lớn và giá sẽ hợp lý hơn.
  7. Lựa chọn phôi trồng: Trong ngành cung cấp phôi nấm bào ngư xám, mỗi nơi sẽ có công thức phối trộn riêng, nhưng chung quy có 2 hướng chính: dinh dưỡng bằng phân hóa học và dinh dưỡng hữu cơ. Dùng phân hóa học, có ưu điểm là giá thành sản xuất rẻ hơn, phối trộn ít tốn công nhưng sản lượng nấm trên 1kg nguyên liệu sẽ thấp, đặc biệt các lần thu cuối nấm ra rất ít. Dinh dưỡng HỮU CƠ có ưu điểm vượt trội về sản lượng nấm, nấm thu các đợt cuối đạt trọng lượng nhưng giá thành phôi cao, khó trộn đều. Vì vậy, bà con nên chọn phôi hữu cơ, vừa đạt năng suất vừa tốt cho sức khỏe người dùng nấm. Chú ý, chuyển phôi về trại tốt nhất khi phôi chạy tơ 2/3 đến 3/4 túi, phôi sẽ ít hư do vận chuyển, phôi kín tơ hay già sẽ có tỉ lệ chết tơ, hư phôi cao hơn.

LƯU Ý QUAN TRỌNG:

  1. Nhà trồng phải cao và rộng, che kín xung quanh không để gió lùa làm mất ẩm.
  2. Giữ nhiệt trong ngày luôn nhỏ hơn 30oC, tốt nhất là 28oC bằng cách phun nước mái nhà, vách và sau đui túi phôi TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC vào buổi trưa nắng nóng. Đây là YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH cho năng suất nấm và tỉ lệ nhiễm trong quá trình thu hoạch. Khi phôi khỏe, bản thân túi phôi có khả năng đề kháng với nấm bệnh, nhưng khi nhiệt độ cao, làm hệ tơ bị suy yếu dẫn đến mất khả năng đề kháng với tác nhân gây hại.
  3. Thu hoạch nấm: Thu nấm phải canh thời gian, tốt nhất 4 tiếng 1 lần, thu nấm lúc tai còn xám, hình dạng đồng tiền lớn hơn muỗng, sẽ giúp nấm bảo quản được lâu, túi nấm đẹp, bán rất dể. Khi để tai nấm to, chuyển trắng, nấm sẽ te tua, nhanh hư, bán bị người thu mau chê, ngoài ra khi đó tai nấm sẽ phun bào tử, làm mất chất dinh dưỡng của túi phôi. Nhiệt độ dưới 28oC nấm sẽ lớn chậm, tai nấm dày, nặng hơn, MÀU XÁM ĐẸP, khi nhiệt cao hơn 30oC nấm sẽ nhanh lớn, tai mỏng, nhẹ cân. Nhưng khi nhiệt xuống thấp hơn 25oC tai nấm sẽ bị dị tật, xù, xoắn tai…
  4. Tưới nước: tuyệt đối không tưới hay phun sương lên tai nấm, sẽ làm tai nấm yếu, mỏng, dể úng và nhẹ cân, sau khi cắt vô bịch nấm nhanh vàng, có mùi hôi, chỉ giữ ẩm không khí trong nhà trồng luôn cao hơn 90%RH, tai nấm sẽ tự hút ẩm và phát triển. Đặc biệt, nếu tưới nước đẩm lên tai nấm, nước thấm ngược từ nấm vào đầu cổ phôi làm úng tơ dẫn đến nhiễm khuẩn và hư phôi số lượng lớn.

Nấm Bào Ngư sẽ phát triển tốt ở môi trường mát mẻ và sạch sẽ, đảm bảo tránh gió nhưng trại phải luôn thông thoáng, điều này trước khi xây dựng trại bạn phải tính toán và thi công chuẩn.

Nấm cần nhiệt độ khá thấp nên độ ẩm trong môi trường cũng phải đạt 80 – 95%, vì độ ẩm mà trên 95 thì Nấm Bào Ngư sẽ dễ bị mốc hoặc thậm chí nhũn nấm,…

Hy vọng với kỹ thuật trồng Nấm Bào Ngư từ A&B Farm có thể phần nào chia sẻ thêm kinh nghiệm và kỹ thuật đầy đủ nhất để tạo động lực, cũng như bổ sung kiến thức để giúp các bạn giảm thiểu rủi ro và mất tiền trong trồng Nấm Bào Ngư.

Hãy liên hệ với Thiên Yết Company chuyên cung cấp, chuyển giao công nghệ trồng nấm tươinấm dược liệu Thiên Yết Company để được tư vấn miễn phí và lựa chọn cho mình những phương án phù hợp nhất!

CÔNG TY TNHH TM&DV THIÊN YẾT

Địa chỉ: Khu vực 4, Phường V, Thành phố Vị Thanh, Hậu Giang
Hotline: 0937 133 334 – 0901 288 663
Email: abgroup021188@gmail.com
Website: https://thienyet.com
Fanpage: Thiên Yết Company

Gọi cho A&B
Gọi cho A&B

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail